BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG (CHƯƠNG II_2.2,3,4,5,6,7,8)
2.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
- Tổ chức theo mô hình Ban chỉ huy công trình. Tổng giám đốc phụ trách chung.
- Tại công trường có Chỉ huy trưởng và các cán bộ kỹ thuật phụ trách chuyên môn. Ban chỉ huy công trình được quyền quản lý, bố trí lực lượng công nhân trực tiếp, thực hiện nhiệm vụ kế hoach.
- Chỉ huy trưởng trực tiếp điều hành, thực hiện chức năng quyền hạn trong phạm vi được trao quyền, phối hợp với các phòng ban ban nghiệp vụ của công ty để hoàn thành mục tiêu chung.
2.3. QUẢN LÝ TẠI TRỤ SỞ CÔNG TY
Tổng giám đốc công ty chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thi công công trình và các hợp đồng kinh tế liên quan, điều tiết thi công giữa các bộ phận trong công ty khi cần thiết.
- Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, ban giám đốc công ty tập trung nguồn lực thi công, cải tiến trang thiết bị.
- Các phòng ban chức năng của công ty có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ quá trình thi công, giúp Tổng giám đốc điều phối mọi hoạt động sản xuất về thiết bị, vật tư, tiền vốn... cho Ban chỉ huy công trình hoạt động.
- Coi trọng yếu tố thông tin, báo cáo, phối hợp chặt chẽ từ các phía.
2.4 .QUẢN LÝ TẠI HIỆN TRƯỜNG
* TRÁCH NHIỆM CỦA CHỈ HUY TRƯỞNG:
- Đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Giải quyết những yêu cầu của chủ đầu tư trong quá trình thi công.
- Sử dụng hợp lý các cán bộ giúp việc phát huy tối đa khả năng chuyên môn và nhiệt tình trong công việc của cán bộ công nhân.
- Tổ chức công trường khoa học từ việc ra vào, trang phục và ăn ở nền nếp, vệ sinh công trường.
- Làm việc trực tiếp với ban quản lý dự án để giải quyết mọi thủ tục trước khi thi công như: Hợp đồng kinh tế, điện nước thi công, thông tin liên lạc, đảm bảo an ninh trật tự trong công trường không để mất mát thiết bị, vật tư và những trục trặc cản trở khác như vận thăng, điện lưới... và làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng.
- Quyết định mọi giải pháp do thực tế thi công phát sinh trong công tác tổ chức điều hành.
- Điều chỉnh các nội dung công việc trong hạng mục công trình và thời gian khởi công các hạng mục công trình cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở vẫn đảm bảo tiến độ thi công tổng thể.
- Phối hợp tốt các tổ thi công để công việc tiến triển tốt không chồng chéo. Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
2.5 .BỘ PHẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Bộ phận này thực hiện việc kiểm soát quản lý chất lượng, kiểm tra vật tư đầu vào từng đợt thi công của các hạng mục theo đúng các yêu cầu kỹ thuật. Khi phát hiện các sai phạm chất lượng tại hiện trường có quyền kiến nghị với Chỉ huy trưởng để có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời.
2.6. BỘ PHẬN QUẢN LÝ KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG CÔNG TRÌNH
- Chỉ huy trưởng cùng cán bộ kỹ thuật nghiên cứu bản vẽ thiết kế, lập chi tiết biện pháp thi công , biện pháp an toàn vệ sinh lao động.
- Trên cơ sở tiến độ tổng thể đã được phê duyệt, lập tiến độ thi công cụ thể cho từng tháng, tuần, ngày, bao gồm cả công tác chuẩn bị vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị, sản phẩm xuất xưởng và những yêu cầu về bậc thợ, dụng cụ cầm tay, thiết bị kiểm tra, đặc biệt với vật tư phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế và thẩm định đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình.
- Bộ phận này thường xuyên kiểm tra các quá trình thi công ngoài hiện trường. Kiểm tra các mối liên kết giữa cửa với tường...
- Quản lý hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình. Mỗi giai đoạn theo tiến độ đều phải nghiệm thu chất lượng để nghiệm thu chuyển bước thi công.
- Luôn luôn kiểm tra giám sát đảm bảo an toàn lao động trong mọi quá trình thi công.
2.7. LỰC LƯỢNG THI CÔNG TRỰC TIẾP
- Đội lắp đặt : Gồm 8 người lắp đặt sản phẩm theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng và an toàn lao động.
- Đội hoàn thiện: Bao gồm 8 người. Thi công các công việc như đi keo tường, làm sạch kính, bóc tem, mác bám trên sản phẩm, thu dọn rác thải, vật liệu thừa trong khu vực thi công, đảm bảo sản phẩm sạch sẽ trước khi bàn giao và an toàn lao động.
2.8. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG VÀ MẶT BẰNG THI CÔNG:
2.8.1. YÊU CẦU CHUNG
- Đơn vị thi công có các biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và an toàn lao động trong thi công, vệ sinh môi trường:
- Quán triệt và triển khai thực hiện đến từng các bộ kỹ thuật, các đội lắp đặt, hoàn thiện nội dung các văn bản của Chính phủ, Bộ xây dựng và Công ty về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn trong thi công, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
- Ngoài biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công và vệ sinh môi trường, tiến độ thi công công trình, đơn vị thi công phải phối hợp chặt chẽ với Ban QLDA về việc thực hiện biện pháp thi công, thời gian làm việc, tiến độ cụ thể.
- Đơn vị thi công phải phổ biến về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (tùy theo công việc thi công) đến cán bộ kỹ thuật, người lao động trước khi bắt đầu thi công hạng mục công trình.
- Đơn vị thi công thực hiện công tác quản lý chất lượng, ghi văn bản nghiệm thu, khung ký tên xác trong nhận hồ sơ hoàn công theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
2.8.2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHUNG
- Trước khi bắt đầu thi công phải hoàn thành tốt công tác chuẩn bị, bao gồm những biện pháp về tổ chức, phối hợp thi công, những công tác chuẩn bị bên trong và bên ngoài mặt bằng công trường bao gồm:
- Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu thiết kế, mặt bằng thi công.
- Dùng máy định vị, xác định vị trí lắp đặt vuông góc. Xác định chính xác vị trí lắp đặt các cửa theo đúng vị trí quy định trên bản vẽ thi công.
2.8.3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG
- Mặt bằng tổ chức thi công được bố trí trên cơ sở mặt bằng của công trình qua khảo sát thực tế và đòi hỏi của dây chuyền thi công, các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường.
2.8.4. VẬT TƯ SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH
- Tất cả các vật liệu được sử dụng cho công trình sẽ được Nhà thầu GALAXY đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu, tuân thủ theo các quy định về kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công hoặc do chủ đầu tư quy định.